0

Dấu hiệu nhận biết rối loạn khí sắc | Safe and Sound

Theo chuyên gia tâm lý, rối loạn khí sắc là tình trạng cảm xúc hoặc tâm trạng của người bệnh trở nên méo mó, không phù hợp với hoàn cảnh thực tế đồng thời ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của cơ thể. Một số biểu hiện điển hình của rối loạn khí sắc bao gồm: cảm giác buồn bã, vô vọng, lo lắng, khó ngủ,...

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1.   Định nghĩa rối loạn khí sắc

Trong tâm lý học, khí sắc và cảm xúc là hai thuật ngữ thường được sử dụng. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý cho biết, hai trạng thái này vẫn có sự khác biệt. Cảm xúc là trạng thái tâm lý biểu hiện ngắn hạn, tạm thời như vui, buồn, giận dữ, cáu gắt,... Khí sắc là những tâm trạng biểu hiện ở mức độ mạnh mẽ và rõ rệt hơn.

Khí sắc sẽ dần thay đổi từ trạng thái khí sắc cao (vui vẻ, phấn khích, sung sướng,...) đến những trạng thái khí sắc trầm (chán nản, buồn bã, ủ rũ,...). Chuyên gia tâm lý nhấn mạnh, khí sắc chính là những phản ứng của cảm xúc và được thể diện theo các cung bậc sau:

  • Phản ứng với thực tại theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
  • Các ảnh hưởng của xung quanh đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi.
  • Sự tác động đến năng lực của bộ máy cơ thể.

Theo chuyên gia tâm lý, rối loạn khí sắc khi biểu hiện cảm xúc buồn bã, đau khổ quá mức sẽ được gọi là trầm cảm và khi biểu hiện những phấn khích, vui sướng quá mức sẽ được gọi là hưng cảm. Trầm cảm và hưng cảm là hai hội chứng đặc trưng của tình trạng rối loạn này.

Ảnh 1: Trầm cảm và hưng cảm là 2 hội chứng đặc trưng của tình trạng này

2.   Triệu chứng rối loạn khí sắc

Theo chuyên gia tâm lý, rối loạn khí sắc được chia thành các loại sau:

  • F30: Giai đoạn hưng cảm
  • F31: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
  • F32: Giai đoạn trầm cảm
  • F33: Rối loạn trầm cảm tái diễn
  • F34: Các trạng thái rối loạn khí sắc dai dẳng
  • F38: Các rối loạn khí sắc khác.
  • F39: Rối loạn khí sắc không biệt định.

Tuỳ vào mỗi giai đoạn bệnh và loại rối loạn mà người bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau:

2.1. Giai đoạn rối loạn trầm cảm

  • Cảm xúc buồn, chán nản, tuyệt vọng.
  • Người bệnh không còn hứng thú, quan tâm đến những hoạt động, sự việc xảy ra xung quanh.
  • Năng lượng bị suy giảm đáng kể, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống.
  • Giảm tập trung, khó có thể hoàn thành công việc được giao.
  • Lòng tự trọng, tự tin bị suy giảm, luôn cảm thấy có lỗi.
  • Theo chuyên gia tâm lý, họ luôn cảm thấy bản thân vô dụng, không xứng đáng hoặc tự đổ lỗi cho chính mình.
  • Giấc ngủ bị rối loạn, có thể mất ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc ngủ quá nhiều.
  • Thay đổi thói quen ăn uống, nhiều đối tượng sẽ chán ăn, bỏ bữa nhưng cũng có một số trường hợp ăn không kiểm soát.
  • Có suy nghĩ về cái chết và thực hiện những hành vi tự sát.

Ảnh 2: Giai đoạn trầm cảm sẽ khiến người bệnh giảm khí sắc, không còn hứng thú với những hoạt động xung quanh

2.2. Giai đoạn rối loạn hưng cảm

Chuyên gia tâm lý cho biết, giai đoạn hưng cảm là trạng thái khí sắc tăng cao khiến cho người bệnh không thể đáp ứng tốt với những hoàn cảnh xã hội. Chuyên gia tâm lý cũng khuyến cáo, lúc này năng lượng của người bệnh sẽ gia tăng đột ngột và biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng với các triệu chứng điển hình như nói nhanh, nói rất nhiều, giảm sự tập trung.

a, Hưng cảm nhẹ

  • Khí sắc tăng nhẹ, kéo dài dai dẳng trong nhiều ngày.
  • Năng lượng cơ thể gia tăng một cách đột ngột. Các hoạt động cơ thể, nhu cầu tinh dục tăng cao.

b, Hưng cảm không có triệu chứng loạn thần

  • Khí sắc gia tăng nhưng không thích ứng với hoàn cảnh hiện tại, trạng thái vui vẻ sang kích động và khó có thể kiểm soát được.
  • Năng lượng tăng nhanh dẫn đến các biểu hiện quá mức như nói nhanh, giảm nhu cầu ngủ, giảm tập trung,...
  • Tình trạng này kéo dài ít nhất 1 tuần và gây ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

c, Hưng cảm có triệu chứng loạn thần

  • Xuất hiện các triệu chứng hoang tưởng, tự cao. Họ rất hay ngờ vực, cảm thấy bản thân đang bị người khác đe doạ, có ý đồ xấu.
  • Theo chuyên gia tâm lý, người bệnh thường xuyên kích động, cáu kỉnh, không chú ý đến ăn uống, vệ sinh cá nhân. Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của họ.
: Dấu hiệu nhận biết rối loạn khí sắc | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound